Trung Tâm Đông Y Chân Nguyên – Chân Thành, Nguồn Cội
Tác giả: Trung tâm Đông Y Chân Nguyên
Trung Tâm Đông Y Chân Nguyên https://channguyen.vn/ chuyên khoa điều trị các chứng bệnh da liễu, xương khớp, tiêu hóa... bằng phương pháp Đông Y hiệu quả cao, an toàn.
Đối với các mẹ đang cho con bú, tắc sữa mang đến nỗi ám ảnh mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tắc tia sữa không chỉ gây căng tức ngực dẫn đến áp xe vú mà còn khiến mẹ bỉm bị đau, sốt. Trong những trường hợp nặng dẫn đến viêm mô ở vú, viêm xơ tuyến vú, hoại thư vú, áp xe vú, viêm tuyến vú… Để bệnh không trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm, mách bạn phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Sử dụng bắp cải trong việc chữa tắc tia sữa là một trong những mẹo dân gian được cha ông ta đúc kết từ trong thực tiễn cuộc sống. Người ta dùng bắp cải điều trị tắc sữa bằng hai phương pháp chính là hơ nóng và áp lạnh.
Phương pháp áp lạnh chữa tắc tia sữa bằng bắp cải
Sử dụng bắp cải xanh để chữa tắc tia sữa
Phương pháp áp lạnh chữa tắc tia sữa khá đơn giản. Cách làm như sau:
Bước 1: Chọn lấy những lá bắp cải có màu xanh ở lớp ngoài.
Bước 2: Sử dụng giấm để làm sạch khuẩn ở những lá cải được chọn rồi rửa sạch với nước.
Bước 3: Để phần lá đã sát khuẩn vào ngăn đông đá của tủ lạnh.
Bước 4: Khi phần lá đủ lạnh, dùng dao cắt vỏ mỏng phần gân lá ở giữa cho bớt cứng rồi dùng lá quấn vào ngực bị sưng. Lưu ý: trong quá trình quấn không để phần lá đè lên đầu ti. Sau khi lá hết lạnh thì thay bằng một lá mới và thực hiện cách làm tương tự.
Nên sử dụng phương pháp áp lạnh bằng lá bắp cải này từ 1 đến 3 lần/ngày (tùy trường hợp tắc nặng hay nhẹ). Ngoài ra, nếu bạn nằm trong trường hợp thường xuyên tắc sữa thì không nên dùng phương pháp này quá 3 lần vì nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như mất sữa, biến chứng…
Phương pháp hơ nóng chữa tắc tia sữa bằng bắp cải
Nếu lá bị khô và nát do quá trình hơ lửa hãy thay bằng lá mới
Ngoài phương pháp áp lạnh, người ta có thể dùng lá bắp cải sử dụng phương pháp hơ nóng để chữa tắc tia sữa. Cách làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bắp cải xanh (1 bắp).
Bước 2: Dùng dao cắt bỏ dần phần cuống và tách lấy từ 2 đến 3 lớp vỏ bên ngoài. Lưu ý: Nên chọn bắp cải lớn để lấy được lá to và dày. Khi tách lá nên cẩn thận để phần lá không bị rách.
Bước 3: Rửa sạch phần lá đã tách với dấm và làm sạch lại với nước lọc để loại bỏ độc tố, sau đó để ráo nước.
Bước 4: Hơ lửa ở phần gân giữa của lá (phần cộng cứng) cho thật nóng.
Bước 5: Cởi bỏ phần áo ngực và đắp lá bắp cải đã hơ nóng lên trên vùng ngực bị sưng.
Lưu ý: Trong quá trình đắp lá bắp cải hơ nóng lên ngực nên lót lớp khăn ở giữa bầu ngực và lá cải để tránh làm bỏng vùng da tại đây. Tùy theo độ nóng của lá bắp cải mà lót lớp khăn dày – mỏng phù hợp. Phần cuống của bắp cải được đặt ngay phần ngực sưng tắc sữa, đồng thời dùng tay đè và day mạnh để phần sữa bị ứ đọng bên trong tan nhanh. Thực hiện hơ và day mạnh nhiều lần cho đến khi thông tuyến sữa. Nếu phần lá bị nguội, héo thì thay bằng lá mới và làm tương tự các bước như trên.
Một số lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bắp cải là thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen – Một chất có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm sưng, ngừa viêm và chống nhiễm trùng. Do đó, sử dụng bắp cải trong việc chữa tắc tia sữa là phương pháp đúng đắn. Tuy nhiên: Không phải bất kỳ trường hợp nào? cách thức làm ra sao đều mang lại hiệu quả. Đôi khi làm sai còn phản tác dụng. Sau đây là một số lưu ý cho các mẹ bỉm khi tự chữa tắc tia sữa bằng bắp cải:
Các trường hợp tắc tia sữa nặng nên đến các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp tắc tia sữa giai đoạn đầu (giai đoạn nhẹ). Đối với những trường hợp sưng viêm tuyến sữa phải đi đến các cơ sở y tế để các y, bác sĩ can thiệp phương pháp phù hợp, tránh gây hậu quả đáng tiếc.
Chúng chỉ có hiệu quả với những trường hợp mới bị lần đầu hoặc tái diễn từ 1 đến 2 lần. Nếu mẹ bỉm thuộc trường hợp thường xuyên bị tắc tia sữa thì không nên áp dụng phương pháp này quá 3 lần mà nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục phù hợp.
Lạm dụng cách làm này thường xuyên có thể gây mất sữa.
Khi dùng phương pháp áp lạnh không nên để lá chạm vào đầu ti.
Khi dùng phương pháp hơ nóng nên cẩn thận, tốt nhất là mẹ bỉm nên tự đặt và cảm nhận nhiệt độ để căn chỉnh lớp lót có độ dày phù hợp, tránh bị bỏng hoặc không đủ nóng.
Trong quá trình sử dụng lá bắp cải xanh chữa tắc tia sữa, mẹ nên cố chịu đau kết hợp mát xa vùng ngực, đồng thời để cho bé hoặc chồng bú bầu sữa giúp việc thông tuyến sữa diễn ra nhanh hơn.
Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh mà những ai trải qua mới hiểu được đúng không hội các mẹ bỉm? Hy vọng với phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải mà chúng tôi vừa chỉ trên sẽ giúp phần nào các mẹ giải quyết được vấn đề nan giải này. Chúc các mẹ bỉm luôn vui tươi và hạnh phúc bên các thiên thần nhỏ của mình nhé!
Tắc tia sữa là hiện tượng rất nhiều bà mẹ gặp phải sau khi sinh gây ra các triệu chứng sưng nóng và căng tức bầu vú. Nếu để tình trạng này quá lâu sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể của các chị em. Hiện nay việc sử dụng các loại thảo dược chữa trị bệnh ngày càng phổ biến. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho các bạn một số mẹo hay sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa tại nhà hiệu quả.
Tại sao bị tắc tia sữa?
Tắc tia sữa là hiện tượng rất nhiều bà mẹ gặp phải sau khi sinh
Khi trẻ bú các nang trong ngực sẽ sản sinh ra sữa sau đó theo ống dẫn chảy ra bên ngoài. Khi ống sữa của các bà mẹ bị hẹp sẽ dẫn đến tình trạng vón cục gây tắc tia sữa. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ống dẫn sữa bị chèn ép và khiến cho các bà mẹ bị đau nhức vú thậm chí viêm tuyến sữa nguy hiểm đến cơ thể.
Công dụng chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Bồ công anh là một loại cây được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian ở nước ta. Bồ công anh còn có tên gọi khác là cây diếp trời, bồ cóc, mũi mác… Đây là loại cây có kích thước khá nhỏ cao khoảng từ 1 – 3m, thân nhẵn và rất ít cành. Hoa bồ công anh có màu vàng và tím, cả hai loại đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá bồ công anh được mọc từ rễ có hình trái xoan ngược, khá dài, trên lá có các vết xẻ như lông chim. Quả màu trắng nhiều lông và phát tán nhờ gió.
Bồ công anh chứa các thành phần khoáng chất như sắt, canxi, sodium, các loại Vitamin B1, B6… Có tác dụng chữa các bệnh viêm nhiễm, đau sưng vú, hỗ trợ cho cải thiện hệ xương và mắt hiệu quả. Lá của cây có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh có tác dụng mát gan, giải độc cơ thể. Sử dụng lá bồ công anh để đun lấy nước uống có tác dụng thông tắc tia sữa, làm mát cơ thể, giảm sưng nóng và hạ sốt hiệu quả.
Lá bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả
Một số mẹo hay sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa
Bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa tắc tia sữa từ loại cây này:
Sử dụng lá bồ công anh tươi
Đối với lá bồ công anh tươi bạn có thể rửa sạch sau đó giã nát lấy phần nước cốt để đun lên uống. Hoặc có thể cho vào máy xay cùng một chút nước để xay nát, phần nước dùng để uống còn phần bã dùng để đắp lên ngực. Khi ta nắn ngực phần nào có hạch và cục thì chỗ đó là nơi tắc sữa. Bạn hãy lấy phần bã của lá bồ công anh để đắp vào những chỗ này, lưu ý khi đắp cần tránh phần đầu vú.
Nếu sử dụng lá bồ công anh đun nước uống thì mỗi lần nên lấy 50g. Tùy theo từng trường hợp nặng hay nhẹ mà điều chỉnh số lượng lá cho phù hợp. Nếu trong tình trạng tắc sữa nặng thì nên uống mỗi ngày khoảng 500ml nước lá bồ công anh.
Một bài thuốc khác để chữa tắc sữa đó là sử dụng lá bồ công anh, thần khúc mỗi loại 50g đun sôi cùng với 900ml nước đến khi còn 300ml là được. Lấy nước uống trong ngày có tác dụng giảm căng cứng và đau nhức vú hiệu quả. Ngoài những bài thuốc trên các bạn nên mát xa bầu ngực thường xuyên và giữ cho tinh thần luôn thoải mái để tránh căng thẳng mà gây ra hiện tượng tắc sữa.
Sử dụng lá bồ công anh khô
Sử dụng lá bồ công anh khô rửa sạch sau đó đem đi đun lấy nước uống trong ngày. Hoặc bạn có thể lấy nước sôi sau đó hãm cùng lá trong khoảng 10 – 15 phút là có thể dùng được.
Sử dụng lá bồ công anh khô để nấu nước uống giúp điều trị tắc sữa
Những lưu ý khi sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa
Khi sử dụng lá bồ công anh để điều trị tắc tia sữa các bà mẹ nên lưu ý một số điều. Cụ thể là:
Lá bồ công anh chỉ điều trị tắc sữa nhẹ
Lá bồ công anh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hiện tượng tắc tia sữa nhẹ. Nếu tình trạng tắc sữa mới xảy ra và các cục sữa đông không quá cứng thì ta mới có thể sử dụng lá bồ công anh. Còn đối với những trường hợp bị tắc sữa quá nặng trên 3 ngày thì việc sử dụng những bài thuốc trên sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Không chữa tắc sữa bằng cách chườm lá bồ công anh lạnh
Người ta thường sử dụng chườm lạnh dưới 15 độ cho những chấn thương, xuất huyết vì có thể giảm đau cấp bách. Nhưng nếu sử dụng lá bồ công anh lạnh để chườm lên trên những chỗ bị tắc sữa sẽ dẫn đến tình trạng các mạch máu và ống dẫn sữa bị co lại và làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn.
Không nên dừng cho con bú trong thời gian điều trị tắc sữa
Trong thời gian điều trị tắc sữa các bà mẹ thường ngưng cho con bú mẹ vì sợ đau. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tắc sữa ngày càng nặng. Vì trong khoảng thời gian bạn bị tắc sữa tuyến sữa vẫn hoạt động bình thường, nếu không cho con bú lượng sữa ứ đọng sẽ càng nhiều hơn. Cho con bú thường xuyên sẽ giúp giải thoát những phần sữa ứ đọng này và làm giảm tình trạng tắc tia sữa của mẹ hiệu quả.
Khi sử dụng lá bồ công anh cần lưu ý một số điều
Một số lưu ý khác
Bồ công anh có thể chữa trị tình trạng tắc sữa hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại cây này:
Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong cây thì không nên sử dụng những bài thuốc từ bồ công anh.
Không nên sử dụng những bài thuốc này cùng với những loại thuốc khác vì có thể gây ra kích ứng và giảm tác dụng của thuốc.
Trước khi sử dụng bồ công anh hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được những tư vấn chính xác và an toàn nhất cho bản thân.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số mẹo sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa. Chúc các bạn sử dụng và đạt được những hiệu quả như mong muốn.
Tắc tia sữa là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ gặp phải trong thời kỳ cho con bú. Tình trạng tia sữa bị tắc này nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến mẹ phải chịu nhiều tổn thương và em bé cũng bị mất nguồn sữa. Từ xa xưa, dân gian ta đã biết chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng và đến ngày nay vẫn được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng theo.
Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa
Tắc sữa là vấn đề rất nhiều mẹ sau sinh thường gặp phải. Có mẹ phải đợi vài ngày mới có sữa về, có mẹ lại bị mất sữa hoàn toàn. Điều này vừa không có sữa cho con bú, vừa ảnh hưởng và gây rủi ro cho sức khỏe của mẹ.
Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng hay gặp ở các bà mẹ
Bình thường, nang sữa hoạt động khá mạnh nên việc sản xuất sữa của mẹ được diễn ra liên tục, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Sữa do nang sữa sản xuất ra sẽ đổ về khoang chứa sau quầng vú. Và lúc này, hành động bú của bé sẽ kích thích sữa chảy ra.
Tuy nhiên, nếu ống sữa bị tắc hoặc nang sữa gặp vấn đề thì sữa không thể chảy ra như bình thường được. Từ đó dẫn đến con không có sữa bú. Đồng thời nếu tình trạng tắc sữa kéo dài, sữa vón thành cục cứng còn gây đau nhức, thậm chí là viêm tuyên sữa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc sữa mẹ, phổ biến nhất là các lý do sau:
Dư thừa sữa: Đây là nguyên nhân gây tắc sữa phổ biến do sữa mẹ thừa đọng lại thành cục, gây tắc nghẽn.
Ngực chịu áp lực: Mặc áo ngực chật, địu em bé trước ngực, nằm sấp khi ngủ và tập thể thao có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
Ít hút sữa ra ngoài: Sữa mẹ nếu tiết ra nhiều mà con không bú hết sẽ buộc phải dùng máy hút hết sữa ra, nếu không sữa có thể bị vón thành cục và tắc nghẽn. Lực máy hút sữa yếu, không hút hết sữa ra ngoài cũng có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa.
Bé bú không đúng cách: Khi bé bú sai cách, sẽ khó để lấy được đủ lượng sữa. Do đó sữa còn tồn đọng dẫn đến tắc tia sữa.
Mẹ không cho con bú thường xuyên: Nếu không cho con bú sữa mẹ hoặc hút sữa mẹ hết ra trong thời gian từ 5 giờ đến 1 ngày thì sẽ gây tắc tia sữa của mẹ.
Stress: Khi mẹ bị căng thẳng sẽ làm ức chế sản xuất hoocmon oxytocin – hormone kích thích tuyến sữa hoạt động.
Dấu hiệu khi mẹ tắc tia sữa
Tắc tia sữa làm mẹ đau đớn, căng tức ở bầu ngực
Khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ nhận thấy các triệu chứng rất rõ ràng ở bầu ngực như: đau nhức, sưng to, sốt nhẹ, không tiết sữa,… Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng hơn, điển hình như viêm tuyến sữa.
Ngay khi nhận thấy bầu vú to và căng hơn so với bình thường, mẹ nên chú ý xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau nhức khi chạm vào không. Nếu đi kèm sốt nhẹ thì cần nhanh chóng tìm cách khơi thông dòng sữa.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đinh lăng là thực vật có sẵn trong tự nhiên, quen thuộc với đời sống của người Việt. Loại cây này vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý.
Ý nghĩa cây đinh lăng trong y học
Đinh lăng là loại cây có thân tròn và nhẵn, lá kép lông chim có răng ở mép lá, mọc so le nhau. Trong đinh lăng chứa nhiều thành phần quý, rất tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu khoa học, lá và vỏ rễ cây đinh lăng chứa alcaloid, tanin, saponin, vitamin C và nhóm B, glycosid, 20 loại acid amin, phytosterol, tinh dầu,… Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên tố vi lượng khác và hàm lượng 21,1% đường.
Lá và rễ cây đinh lăng có rất nhiều công dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể
Nhờ các thành phần này mà đinh lăng có những tác dụng tuyệt vời. Nổi bật nhất là:
Rễ cây có công dụng tăng trí lực, bồi bổ sức khỏe, chữa đau tử cung, sản phụ ít sữa, ho ra máu, lợi tiểu, chống độc.
Lá đinh lăng chữa tắc tia sữa, sưng vú, mụn nhọt, mẩn ngứa, cảm sốt.
Thân, cành đinh lăng tốt cho xương khớp.
5 cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng là một trong vị thuốc an toàn, hiệu quả nhất mà nhiều mẹ lựa chọn để điều trị tắc tia sữa. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng phổ biến nhất.
1, Uống nước lá đinh lăng
Sử dụng khoảng 150 – 200gr lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 200ml, đợi nước sôi thì đảo qua lại. Đảo khoảng từ 2 – 3 lần trong 7 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước đầu để nguội rồi uống, lặp lại tương tự cách làm với lượt nước nấu thứ 2.
Uống nước lá đinh lăng trong vòng 2 – 3 ngày, mẹ sẽ thấy ngực bớt sưng đau và sữa bắt đầu về trở lại. Lưu ý nên uống xen kẽ cả nước lá và nước lọc, không nên chỉ uống nước lá đinh lăng.
2, Canh lá đinh lăng
Trị tắc tia sữa lá đinh lăng nấu thịt nạc thơm ngon, lợi sữa
Mẹ dùng 100gr lá đinh lăng tươi, rửa sạch và để ráo. Bắc nồi lên bếp sau đó cho thịt xay vào xào thơm với hành, thêm nước vào đợi sôi thì cho lá đinh lăng vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đợi sôi lần nữa thì tắt bếp. Món này dùng nóng với cơm trắng thì rất ngon và dễ ăn.
Canh lá đinh lăng giúp mẹ bồi bổ sức khoẻ, sữa về dồi dào và thải độc tố cơ thể. Ngoài thịt nạc, mẹ có thể thay thế bằng sườn non hoặc các loại xương khác cũng rất ngon.
3, Cháo lá đinh lăng giò heo
Món ăn này cần sử dụng khoảng 150gr lá cây đinh lăng, 100gr gạo tẻ và 1 cái giò heo cùng một số gia vị. Đầu tiên mẹ làm sạch giò heo, chặt miếng vừa ăn, đem xào qua cho thơm. Tiếp đến rửa sạch lá đinh lăng và cho lên bếp nấu khoảng 15 phút và vớt cái ra, chỉ lấy phần nước. Sau đó thả giò heo đã xào qua cùng gạo vo sạch vào nồi, nêm nếm gia vị, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo nhừ.
Món ăn này mẹ có thể nấu thay thế món đu đủ hầm giò heo để đổi khẩu vị và chống ngán. Mẹ cũng có thể thay thế giò heo bằng thịt nạc hoặc sườn non cho dễ ăn.
4, Lá đinh lăng luộc
Đem lá đinh lăng tươi luộc ăn thay rau trị tắc sữa được nhiều mẹ áp dụng
Dùng 200gr lá cây đinh lăng tươi đem luộc chín, ăn kèm với nước chấm mặn và dùng với cơm trắng. Đây là món ăn được dùng thay thế rau xanh trong khẩu phần ăn cho mẹ khi đang ở cữ để bồi bổ cơ thể và chống tắc tia sữa.
5, Thuốc đắp từ đinh lăng
Ngoài việc chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng thông qua ăn uống thì còn có thể giã nát lá này để đắp lên ngực mẹ. Dùng 100gr lá đinh lăng, 50gr lá diếp cá rửa sạch, để ráo. Sau đó đem đi giã nát và đắp lên ngực 30 phút, tránh đắp lên cuồng thâm và đầu ti. Mẹ sẽ thấy ngực bớt căng tức và dễ chịu hơn.
Những lưu ý mà mẹ cần biết để phòng tránh tắc tia sữa
Mẹ cần chú ý vệ sinh bầu ngực thường xuyên để không bị tắc tia sữa
Ngoài cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng, mẹ cũng cần lưu ý các điểm sau để phòng tránh tình trạng này lặp lại. Cụ thể là:
Luôn luôn chú ý vệ sinh ngực sạch sẽ bằng cách dùng khăn sạch lau toàn bộ bầu ngực, đặc biệt là phần núm vú sau mỗi lần con bú hoặc mỗi lần vắt sữa.
Trước khi cho bé bú cũng nên lau sạch đầu vú, đồng thời cũng vắt bỏ một lượng nhỏ sữa đầu.
Khi con bú xong nhưng sữa vẫn còn thì nên vắt hết sữa ra, không để sữa đọng lại rất dễ bị vón cục và gây tắc tia sữa.
Nếu đã áp dụng nhiều phương pháp chữa tắc tia sữa khác nhau mà không thấy hiệu quả, bầu ngực vẫn căng tức sau sinh và thấy sốt nhẹ thì mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế. Tiến hành thăm khám kịp thời, chính xác sẽ giúp bác sĩ có phương án điều trị thích hợp cho mẹ.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng là phương pháp đơn giản, an toàn, được nhiều mẹ áp dụng thành công. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa thì hãy áp dụng cách làm này nhé.
Tình trạng tắc tia sữa có thể khắc phục được nhanh chóng nếu như bạn biết cách. Sử dụng lá mít để thông tắc tia sữa được nhiều chị em lựa chọn hiện nay. Nếu bạn đang muốn áp dụng cách này hãy tham khảo cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Những công dụng của lá mít có thể bạn chưa biết
Lá mít được biết đến là một loại lá có nhiều công dụng khác nhau và xuất hiện trong các bài thuốc điều trị bệnh Đông y. Theo y học cổ truyền, lá mít có tính ấm, có vị ngọt và thường được dùng để điều trị chứng âm nhiệt.
Lá mít mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe khi dùng đúng cách
Các thầy thuốc Đông y thường dùng lá mít để chữa mụn nhọt, rôm sảy, giải độc do rượu bia…. Cụ thể các công dụng của lá mít được biết đến như sau:
Lá mít được dùng để giải độc, tiêu viêm.
Sử dụng lá mít đúng cách có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao, có tác dụng an thần.
Lá mít còn được dùng để điều trị mụn nhọt, rôm sảy, ghẻ lở.
Đối với trẻ em lá mít có thể điều trị tưa lưỡi.
Đối với phụ nữ sau sinh lá mít có công dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả.
Trong các công dụng trên, sử dụng lá mít chữa tắc tia sữa là cách được nhiều chị em lựa chọn. Phương pháp này được lưu truyền từ xa xưa và đã có không ít trường hợp chữa tắc tia sữa bằng lá mít thành công.
3 cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít hiệu quả nhất
Sử dụng lá mít có thể chữa được tắc tia sữa nhưng đó là khi bạn biết dùng đúng cách. Nếu thực hiện sai cách không chỉ không có hiệu quả mà có thể dẫn đến những biến chứng không hay. Vậy chữa tắc tia sữa bằng lá mít như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo 4 cách mà chúng tôi giới chia sẻ dưới đây.
1, sử dụng nước lá mít chữa tắc tia sữa
Cách này được thực hiện khá đơn giản nên được khá nhiều chị em áp dụng. Để chữa tắc sữa bằng lá mít theo cách này bạn cần chuẩn bị 7 lá mít non nếu bạn mới sinh con trai và 9 lá mít non nếu bạn vừa sinh con gái. Tiếp đó bạn đem lá mít rửa sạch rồi đun sôi với một lượng nước vừa phải.
Nước lá mít có công dụng chữa tắc tia sữa rất tốt
Khi nước vừa nguội bớt bạn nhúng một chiếc lược răng thưa vào (nên dùng lược gỗ). Sau đó bạn dùng chiếc lược này để chải ở bầu ngực theo hướng từ trên xuôi ra đầu ti.
Thực hiện cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày và duy trì khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy tình trạng tắc sữa được cải thiện rất tốt. Lưu ý hãy thực hiện động tác chải lược nhẹ nhàng để tránh gây đau bầu ngực. Đồng thời giúp phòng tránh tổn thương ở bầu ngực được tốt nhất.
2, uống nước lá mít để chữa tắc tia sữa
Thông thường người ta hay dùng nước lá Đinh Lăng để chữa tắc tia sữa. Nhưng nếu bạn biết cách thì nước lá mít cũng có tác dụng tương tự, giúp chị em sau sinh thông tắc tia sữa hiệu quả.
Để thực hiện bạn cần hái một nắm lá mít non và đem đi rửa sạch. Sau đó bạn đun lá mít này với khoảng 1.5 lít nước cho đến khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun nước thêm khoảng 5 phút cho tinh chất trong lá được tan hoàn toàn ra nước. Cuối cùng bạn tắt bếp chắt lấy nước và dùng để uống.
Bạn có thể uống nước lá mít thay cho nước lọc hàng ngày. Lưu ý để đạt hiệu quả tốt bạn nên uống khi nước còn ấm. Sau khoảng 3 – 5 ngày kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng tắc tia sữa của mình được cải thiện lên rất nhiều.
3, chữa tắc tia sữa bằng lá mít hơ nóng
Giống như khi dùng lá bắp cải, với cách này bạn chỉ cần lấy lá mít hơ nóng qua lửa sau đó đắp vào vùng ngực. Bạn có thể kết hợp xoa nhẹ nhàng vùng ngực để làm tan vùng sữa vón cục được nhanh hơn.
Lá mít hơ nóng giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả
Một ngày bạn cần thực hiện cách này khoảng 6 lần và duy trì trong 2 – 3 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.Lưu ý không nên đắp khi lá mít quá nóng để tránh tình trạng bỏng da. Ngoài ra sau khi đắp bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng ngực trước khi cho con bú để tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ.
Một số lưu ý khi dùng lá mít chữa tắc tia sữa
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít chỉ mang lại hiệu quả khi bạn làm đúng và kiên trì. Vì vậy để tránh uổng công sức khi chữa tắc tia sữa bằng lá mít chị em cần lưu ý những vấn đề sau.
Không dùng quá nhiều: Lá mít là lành tính với sức khỏe nhưng nếu bạn dùng quá nhiều có thể gây nên các tác dụng phụ. Nó không chỉ khiến tình trạng tắc sữa không được cải thiện mà còn dẫn đến mất sữa. Chính vì vậy khi áp dụng cách này chị em cần lưu ý không dùng quá nhiều, tốt nhất không nên dùng quá 5 ngày.
Ngừng dùng lá mít khi có biểu hiện bất thường: Nếu chị em sau khi uống nước lá mít hoặc trẻ bú sữa sau khi mẹ uống nước lá mít xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Tốt nhất hãy thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn xử lý kịp thời để tránh những biến chứng không hay xảy ra.
Hãy tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm: Nếu chưa biết cách sử dụng lá mít sao cho đúng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được tình trạng tốn công sức mà không mang lại hiệu quả khi muốn chữa tắc tia sữa bằng cách dùng lá mít. Bên cạnh đó tắc tia sữa và viêm tuyến sữa thường có những biểu hiện giống nhau, do vậy chị em cần biết chính xác mình bị vấn đề gì từ đó hãy áp dụng cách chữa này. Tìm hiểu các kiến thức về viêm tuyến sữa tại: https://channguyen.vn/viem-tuyen-sua/
Trên đây là một số thông tin về chữa tắc tia sữa bằng lá mít mà chị em có thể tham khảo. Hy vọng với những gợi ý này sẽ giúp chị em thông tắc tia sữa được an toàn và hiệu quả nhất. Đồng thời sẽ tránh được những ảnh hưởng không hay đến nguồn sữa và sức khỏe của cả mẹ và bé.
Làm sao để biết bé bú có đủ sữa hay không khi mà bé không biết nói và những dấu hiệu đôi khi có vẻ như đã đủ nhưng thực ra lại không phải như vậy. Đặc biệt là những bà mẹ lần đầu chưa có kinh nghiệm lại càng khó khăn hơn. Vì thế bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số những dấu hiệu bé bú không đủ sữa thường gặp nhất từ những chuyên gia y tế hàng đầu về vấn đề này đưa ra.
Mỗi ngày bé bú bao nhiêu là đủ?
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu bé bú không đủ sữa bạn cần biết lượng sữa một ngày bé cần cung cấp vào trong cơ thể là bao nhiêu. Thông thường ở mỗi giai đoạn khác nhau bé sẽ có nhu cầu về sữa khác nhau:
Trẻ sơ sinh vào tháng đầu tiên: Bé cần khoảng 500 – 600 ml sữa/ ngày.
Từ 2 – 4 tháng tuổi: Bé cần 700 – 900 ml sữa/ ngày.
Từ 5 – 6 tháng tuổi: Bé cần trên 900 – 1100 ml sữa/ ngày.
Mỗi ngày bé cần cung cấp một lượng sữa đủ để nuôi cơ thể
Đây là lượng sữa trung bình, tùy vào cơ thể và sự phát triển từng bé nà sẽ có lượng tăng giảm khác nhau. Nhiều bé do mẹ không đủ sữa từ tháng thứ 4 trở đi bắt đầu dùng sữa công thức thì lượng yêu cầu mỗi ngày cũng phải 150ml/ ngày. Còn bé trên 6 tháng tuổi thì khẩu phần ăn sữa sẽ tùy vào thể trạng của bé từ trước đến nay để tính cho phù hợp.
Những dấu hiệu bé bú không đủ sữa
Với lượng sữa trung bình một ngày bé cần đưa vào cơ thể, sẽ giúp bé phát triển bình thường nhất. Các mẹ cần để ý một số những dấu hiệu nhận biết bé bú không đủ sữa dưới đây để kịp thời phát hiện, tránh để tình trạng đã diễn biến xấu hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bé chậm tăng cân
Cân nặng chính là dấu hiệu để biết bé có bú đủ sữa hay không. Vào tháng đầu tiên khi được sinh ra bé sẽ bị sụt cân so với lúc mới sinh, đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên ngay những tháng sau, bé sẽ trở lại cân nặng bình thường và tăng cân theo từng tháng nếu được ăn sữa đầy đủ. Có trọng lượng tiêu chuẩn cho từng theo từng giai đoạn như sau:
Từ 0 – 3 tháng: Bé sẽ tăng từ 100 – 200g/ tuần.
Từ 3 – 6 tháng: Bé sẽ tăng từ 100 – 140g/ tuần.
Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi: Bé sẽ tăng từ 60 – 100g/ tuần.
Dựa theo công thức này, bạn sẽ biết được khi đến tuổi này bé cần được tăng bao nhiêu cân. Đôi khi trong quá trình phát triển, bé bị ốm, bệnh sẽ khiến sụt cân nhưng không chênh lệch quá lớn. Bạn cần thường xuyên cân cho bé hằng tuần để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của bé.
Các mẹ cần thường xuyên cân nặng cho bé để kiểm tra tình hình phát triển
Thời gian bú của bé quá ngắn hoặc quá dài
Dấu hiệu nhận biết bé bú không đủ sữa đầu tiên mà các mẹ có thể để ý đến chính là thời gian bú của bé. Tất nhiên là mỗi bé có một khoảng thời gian khác nhau, nhưng thông thường sẽ từ 10 – 20 phút là bé ăn đủ và cảm thấy no.
Như vậy nếu bé bú trong thời gian quá ngắn hoặc quá dài, nếu một vài lần thì không sao, nhưng nếu tình trạng này cứ liên tiếp xảy ra, trong khoảng 1 tuần mẹ cần lưu ý. Các mẹ nên nhớ, bé bú quá lâu không phải là tốt mà đó chỉ là hiện tượng “giả bú” gây mẹ hiểu lầm là bé đang ăn sữa mà thôi.
Số tã ướt, tã bẩn ít
Kiểm tra số lượng tã, nước tiểu và phân của bé cũng là dấu hiệu bé bú không đủ sữa. Cụ thể như sau:
Trong 1 – 2 ngày tuổi đầu tiên: Theo lượng sữa bé cần ăn một ngày số lượng tã là 2 – 3 tã một ngày, phân đen xanh.
Trong 2 – 5 ngày tuổi sau sinh: Số tã ướt khoảng 5 – 6 tã/ ngày, phân lỏng xanh nhạt.
Sang đến ngày thứ 6: Số tã ướt lên tới 6 – 8 tã/ ngày vì bé ăn nhiều sữa hơn đáp ứng sự phát triển của bé, phân lỏng màu vàng sáng.
Sau tuần thứ 6 trở đi: Số tã dùng cả ngày từ 6 – 8 tã. Phân mềm và màu nâu nhạt.
Kiểm tra số tã sử dụng hằng ngày
Các mẹ cần chú ý đến vấn đề này, nếu số tã dùng trong một ngày ít hơn lượng này trong nhiều ngày liên tục, nên lưu ý vấn đề bé bú có đủ sữa hay không.
Mẹ không đủ sữa cho bé bú
Mẹ không đủ sữa cho bé đôi khi lại chính là dấu hiệu bé bú không đủ sữa mà bản thân không hề hay biết. Để biết được chính xác điều này, các mẹ chỉ cần quan sát một chút.
Ngay sau khi sinh, sữa mẹ chưa tiết ra nhiều chỉ có những dòng sữa non màu vàng nhạt. Nhưng chỉ khoảng 3 – 4 ngày sau đó, tình trạng này e cải thiện, sữa về nhiều và tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu các mẹ thấy sữa không tiết ra đồng nghĩa là mẹ không đủ sữa và nếu đã không đủ sữa thì bé cũng sẽ bú không đủ.
Bụng và núm vú không bị đau
Khi bé bú thường có phản ứng, đầu ti bé ngậm sẽ có cảm giác giống như kiến cắn, do bé day và cắn nhẹ. Như vậy trong quá trình bú, nếu các mẹ không cảm thấy hiện tượng này cần quan sát bé có đang bú hay không.
Vì rất có thể bé chỉ đang ngậm chứ không bú sữa. Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do sữa bé không có cho bé bú. Và dù là vì nguyên nhân gì thì đây cũng là dấu hiệu bé bú không đủ sữa các mẹ cần quan tâm để kịp thời can thiệp.
Theo dõi động thái của bé khi bú cũng như cảm giác ngực của mình sau khi bú
Mẹo hữu ích mà các mẹ nên áp dụng để bé bú đủ sửa
Bé bú kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế các mẹ nên giữ cho mình những mẹo để giúp bé bú đủ sữa, hấp thụ nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất từ sữa mẹ:
Cho bé thường xuyên vào những khung giờ cố định trong ngày, không đợi đến khi bé đói quấy khóc mới cho bú. Các mẹ nên chú ý vì nhiều bé ngủ quên có thể bỏ bữa bú.
Chọn tư thế đung khi bế bé bú sao cho bé lấy được nhiều sữa nhất. Giúp bé ngậm ti và vắt sữa đúng cách lượng sữa ra vừa phải cho bé bú.
Quan sát bé bú, có thấy bé nuốt hay không để điều chỉnh cho phù hợp nhất.
Cho bé bú đều cả hai bên để sữa tiết ra được vắt đúng cách, tránh tình trạng sữa đọng ở những ống sữa và gây tắc tuyến sữa.
Hạn chế cho bé dùng sữa công thức, trừ những trường hợp thật sự không có sữa, mẹ mắc bệnh hoặc nguồn sữa mẹ gặp vấn đề. Tốt nhất nên cho bé bú sữa mẹ và từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu dùng sữa công thức và tập cho bé ăn dặm. Theo nhiều nghiên cứu 6 thành đầu đời cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất.
Lưu ý một số mẹo để tránh tình trạng bé bú không đủ sữa
Hạn chế cho bé ngậm vú giả, vì có thể làm bé khó phân biệt khi ngậm núm vú thật.
Thường xuyên massage đầu vú để sữa được tiết ra đều đặn mỗi ngày, cung cấp đủ lượng cho bé bú.
Các mẹ trong quá trình cho con bú cũng nên chăm sóc chính bản thân mình, chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ nghỉ. Bởi khi mình khỏe mạnh thì mới chăm con tốt được.
Áp dụng các biện pháp kích sữa hoặc sử dụng dụng các sản phẩm làm tăng tiết sữa như: bột ngũ cốc lợi sữa, cốm lợi sữa… để tăng cường lượng sữa cho bé.
Trên đây là một số những thông tin về dấu hiệu bé bú không đủ sữa mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm và chú ý. Hy vọng qua đây giúp các mẹ hiểu hơn cũng như biết cách chăm sóc bé một cách tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển của bé.
Cao bạch biến súc: Thanh nhiệt, giải độc, đẹp da sau sinh, mát gan, bổ thận.
Công dụng mabio
Viên uống Mabio sẽ giúp người mẹ xóa tan đi nỗi lo mất sữa, tắc sữa, đồng thời tăng chất dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ. Sản phẩm còn giúp kích thích các hocmon nguồn sữa mẹ dồi dào hơn. Ngoài ra Mabio còn tăng sức khỏe cho mẹ, phục hồi cơ thể sua khi sinh, nhanh chóng lấy lại vóc dáng, giảm stress và trầm cảm sau sinh. Sản phẩm hiện nay đang nhận được rất nhiều tình cảm, đánh giá và phản hồi tốt về sản phẩm.
Cách sử dụng mabio
Sản phẩm được sử dụng dễ dàng, ngày uống 2 lần trước ăn tối và trước khi ngủ. Mỗi lần 2 viên và cách nhau khoảng 4 tiếng để có hiệu quả tốt nhất. Với phụ nữ sinh mổ nên dùng trong suốt quá trình cho con bú và sau khi mổ được 2 ngày. Còn với phụ nữ sinh thường thì dùng ngay lập tức khi sinh xong và suốt quá trình cho con bú.
Đặc biệt sản phẩm không cần kiêng bất cứ thực phẩm gì, ăn chế độ như của bà bầu là được. Nếu muốn sử dụng thêm thuốc tây có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Giá bán mabio
Sản phẩm viên uống lợi sữa Mabio đang được bán phổ biến trên thị trường với mức giá là 350.000 VNĐ/ hộp có 60 viên dùng cho 15 ngày liên tục. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất các mẹ nên uống từ 2 – 4 hộp để có hiệu quả nhất và nguồn sữa dồi dào cho bé trong suốt quá trình cho con bú.
Cốm lợi sữa Mummilk
Mummilk là một trong những sản phẩm cốm lợi sữa được rất nhiều mẹ tin dùng hiện nay. Bởi thành phần hoàn toàn là thảo mộc tự nhiên, không chỉ tăng sữa, kích thích tuyến sữa phát triển mà còn rất an toàn cho mẹ.
Cốm lợi sữa MumMilk được nhiều người tin dùng
Thành phần Mummilk
Như đã nói cốm lợi sữa Mummilk hầu hết đều chứa các thành phần tự nhiên, an toàn. Cao hạt bông gạo là thành phần chính của Mummilk. Trong thành phần này có chứa một lượng lớn Panmitin, Stearin, Olein và chất không xà phòng hoá được.
Cốm lợi sữa Mummilk có mùi thơm dịu nhẹ, nhanh tan, dễ tan trong nước và hấp thụ nhanh vào cơ thể. Bên trong cốm Mummilk không có bất kì một loại chất bảo quản nào nên rất an toàn cho bé.
Sản phẩm đang được bày bán trên thị trường khá nhiều. Các mẹ sau sinh, đang trong con bú, đang trong thời kì sử dụng kháng sinh đều có thể sử dụng một cách an toàn. Giá bán sản phẩm khá phù hợp chỉ khoảng 60.000 VNĐ/ hộp.
Cốm lợi sữa Tasuamum Gold
Tasuamum Gold là sản phẩm cốm hỗ trợ kích thích tuyến sữa và tăng chất lượng của sữa mẹ. Từ đó giúp cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho các mẹ đang có con trong thời kì cho bé bú.
Sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng và sử dụng mỗi ngày. Medimom được bán trên thị trường với mức giá là 275.000 VNĐ/ hộp 20 gói x 3g.
Cốm lợi sữa BreastMum
Sản phẩm cốm lợi sữa BreastMum rất phù hợp cho những mẹ đang trong thời kì cho con bú bị mất sữa, tắc tia sữa hay chất lượng sữa không đảm bảo cho bé. BreastMum sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
Sữa mẹ là một trong những thực phẩm quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Chính vì vậy, khi bị tắc tia sữa rất nhiều chị em đều phải đau đầu để tìm cách giải quyết. Vậy mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được phải làm thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.
Nguyên nhân mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được thường hay gặp ở các mẹ sau sinh
Có rất nhiều chị em từ sau 2-5 ngày sinh em bé sẽ gặp tình trạng bị tắc tia sữa. Lúc này bầu ngực của chị em sẽ nặng, hơi căng tức và đau nhẹ. Vì đang ở trong thời kỳ cho con bú nên lượng sữa được tiết ra rất nhiều, nếu bé không bú hết lượng sữa này thì sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng bị tắc sữa.
Theo sự tư vấn của bác sĩ thì nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do cơ địa của chị em. Vì có rất nhiều chị em mặc dù em bé vẫn bú đều nhưng bầu ngực vẫn căng tức và khi hút sữa thì sữa vẫn không ra. Dấu hiệu này có thể là do ống sữa bị tắc, sữa bị vón cục ở khoang chứa sữa.
Ngoài nguyên nhân trên thì việc mẹ mặc áo ngực chật trong thời kỳ cho con bú cũng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Áo ngực chật làm chèn ép đến ống dẫn sữa và gây nên hiện tượng 1 số tia sữa bị tắc. Hoặc có thể do một số mẹ trước khi sinh đã phẫu thuật ngực làm ảnh hưởng tới phần không gian chứa sữa và tăng lượng bạch huyết. Từ đó làm cho lượng sữa tiết ra ít hơn so với lượng sữa được sản sinh và làm ngực bị căng, đau lâu dần gây ra biểu hiện tắc tia sữa.
Biến chứng của tắc tia sữa mang lại
Tắc sữa có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải quyết
Triệu chứng tắc tia sữa ở những mẹ mang thai lần đầu hay ở thời điểm mới sinh rất bình thường nếu chị em biết cách khắc phục. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé vì không được bú sữa mẹ.
Tuy nhiên đối với sức khỏe của cơ thể người mẹ nếu không biết cách chữa tắc tia sữa kịp thời thì có thể mang lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là 1 số biến chứng của tình trạng tia sữa bị tắc:
Viêm tuyến vú: Ngực khi bị tắc tia sữa sẽ có biểu hiện sưng to và đau. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng ống dẫn sữa. Nếu bạn thấy có hiện tượng nhiều cục cứng ở bầu ngực và đầu vú bị sưng tấy thì rất có thể bạn đã bị viêm tuyến vú.
Áp xe tuyến vú: Khi tắc tia sữa hơn 1 tuần mà không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ra hiện tượng áp xe tuyến vú. Lúc này bầu ngực sẽ bị mưng mủ, tình trạng đau dữ dội xảy ra.
U xơ tuyến vú: Căng sữa nhưng không tiết ra sữa tình trạng nặng và kéo dài khả năng hình thành u xơ tuyến vú cũng có thể xảy ra.
Tắc sữa, căng tức bầu ngực lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như của em bé
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ: Những mẹ bỉm bị tắc sữa có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Hậu quả đầu tiên chính là bị sưng đau ở ngực, sốt nhẹ và căng tức bầu ngực. Nếu không giải quyết ngay thì cơ thể mẹ sẽ bị suy nhược, mất ngủ và có thể bị mất hẳn sữa.
Trầm cảm sau sinh: Sau sinh là thời điểm rất nhạy cảm đối với mẹ bỉm sữa, tâm trạng dễ cáu gắt, mất ngủ vì con quấy khóc, tinh thần lúc nào cũng rất căng thẳng. Vì thế lúc này khi bị căng sữa, bé con không đủ sữa bú sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ gây ra tình trạng trầm cảm u uất.
Kinh nghiệm chữa tắc sữa sau sinh dành cho mẹ tham khảo
Một số mẹo giúp giải quyết tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được phải làm sao? Chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều chị em chưa có kinh nghiệm sinh nở đúng không nào. Để biết câu trả lời thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm chữa tắc sữa ngay dưới đây.
Chườm bầu ngực với khăn ấm
Để kích thích tuyến sữa chị em có thể sử dụng khăn ấm để chườm bầu ngực. Cách làm này sẽ giúp sữa về nhanh chóng mà không gây đau nhức cho mẹ. Bạn chuẩn bị khăn ấm sau đó chườm lên 2 bầu ngực bị căng tức. Sau khi em bé bú xong thì bạn có thể chườm kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng. Để thực hiện này bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc dùng khăn sữa mềm của bé nhúng vào nước ấm và chườm nóng trong thời gian 5 phút.
Cho bé bú thường xuyên
Một trong những cách giúp thông tia sữa hiệu quả nhất chính là cho bé bú thường xuyên để không còn lượng sữa thừa trong khoang chứa sữa. Việc bé dùng lực để hút sữa sẽ làm các tia sữa lưu thông dễ hơn và sữa không bị vón cục, tắc nghẽn làm căng tức bầu ngực.
Cho bé bú thường xuyên có thể giúp mẹ không bị tắc tia sữa
Vắt sữa mỗi ngày
Bạn không nên bắt ép bé bú quá nhiều làm bé bị đầy bụng. Vì vậy hãy vắt sữa mỗi ngày ra bình sữa sau đó bảo quản trong tủ lạnh để bé sử dụng dần. Khi sữa được sản sinh ra nhiều nhưng bé không chịu bú thì hãy vắt sữa nhé, công việc này giúp chị em không còn lượng sữa thừa trong cơ thể. Tuy nhiên bạn nên vắt sữa ở mức độ vừa phải, không nên vắt quá nhiều. Điều này sẽ kích thích tuyến sữa sản sinh nhiều hơn.
Massage bầu ngực
Để khắc phục tình trạng bị căng tức, tắc tia sữa thì mẹ nên thường xuyên massage ngực mỗi ngày. Sau mỗi lần cho bé bú xong hoặc trong khoảng thời gian đi tắm bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng 2 bên bầu ngực, đặc biệt là những vùng cứng có các cục sữa bị vón.
Chọn áo ngực phù hợp
Nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc sữa có thể là do bạn mặc những loại áo ngực quá chật làm ngực bị chèn ép. Do đó hãy lựa chọn những loại áo ngực có size phù hợp. Khi ở nhà bạn nên thả rông để ngực được thả lỏng và thoải mái nhất.
Bên cạnh đó chị em có thể áp dụng một số cách dân gian chữa tắc tia sữa tại nhà như: chữa tắc tia sửa bằng là mít, dùng là đinh lăng chữa tắc tia sữa… nếu đã áp dụng tất cả những cách trên mà vẫn không mang lại hiệu quả, chị em nên đi khám bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất.
Cách phòng tránh tình trạng tắc tia sữa sau sinh
Phòng tránh để hạn chế khả năng tình trạng tắc tia sữa xảy ra
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là cách giải quyết hiệu quả nhất để chị em tránh khỏi tình trạng bị tắc sữa sau sinh. Vì vậy hãy lưu ý một số cách phòng tránh sau để không bị hiện tượng tắc tia sữa diễn ra nhé.
Cho bé bú ngay sau khi sinh để hạn chế hiện tượng bị tắc sữa non ở mẹ. Từ thời điểm da kề da khi mẹ tiếp xúc với bé, việc bú mẹ có thể giúp tuyến sữa bị kích thích và hoạt động tốt hơn.
6 tháng đầu tiên chỉ cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để bé phát triển tốt nhất và giúp mẹ không bị tắc tia sữa.
Khi cho bé bú hãy để bé bú hết 1 bên ngựa rồi mới chuyển sang bên còn lại.
Sử dụng máy hút sữa để vắt hết sữa thừa trong khoang chứa sữa
Vệ sinh vùng ngực sạch sẽ để không bị tắc tia sữa ở đầu vú và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé.
Vệ sinh máy hút sữa sau khi vắt sữa xong.
Để bé bú khoảng 20 phút mỗi bên. Như vậy bé mới có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.
Ăn các món ăn lợi sữa và những món ăn giúp hạn chế tình trạng tắc tia sữa.
Tắc tia sữa là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh em bé. Hãy lưu ý và giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng- Trưởng khoa khám bệnh Trung tâm Đông Y Chân Nguyên. Nữ bác sĩ trẻ tuổi, luôn nhẹ nhàng và dành sự ân cần, chu đáo với người bệnh.
Cô gái nhỏ nhắn mang trong mình ước nguyện lớn lao
Không giống như bạn bè cùng trang lứa, học hết cấp ba Nguyễn Thị Phượng không lựa chọn những ngành nghề về kinh tế hay kinh doanh mà quyết định học hệ bác sĩ chính quy tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Về lý do lựa chọn ngành học này, cô luôn quan niệm những bài thuốc do cha ông để lại quý hiếm như vậy cô không thể bỏ phí và cảm thấy may mắn vì mình được sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời bốc thuốc chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ theo nghề gia truyền thì không có được kiến thức, không có được cơ sở khoa học, điều đó đòi hỏi cô phải được đào tạo trong môi trường bài bản.
Và hơn cả, với tấm lòng thương người khi chứng kiến người bệnh từ trẻ nhỏ đến cụ già phải hứng chịu nỗi đau do bệnh tật mang lại càng thôi thúc cô mạnh mẽ.
Nghĩ là làm, sau khi tốt nghiệp cấp 3 năm 2005 với tấm bằng giỏi trong tay, cô bắt tay vào ôn và thi đỗ vào Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam khóa học 2006-2012 với số điểm khiến nhiều người phải ao ước.
Niềm đam mê về Y Học Cổ Truyền
Trong suốt quá trình học tập, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng đã gặp không ít những khó khăn mang lại như: lần đầu tiếp xúc với những ngôn từ Đông y trừu tượng và khó hiểu. Quá trình học tập cũng rất vất vả với cô khi hàng ngày phải vừa học lý thuyết vừa học lâm sàng thực tế trên người bệnh.
Ngành nghề cô học cũng không cho phép được ngồi yên một chỗ mà phải đi thực tế tại các bệnh viện, đi vào những vùng sâu vùng xa để biết thêm về bệnh tật ở các nơi.
Hàng ngàn những câu hỏi đặt ra trong đầu cô: tại sao Tây y khi chữa các bệnh da mạn tính bệnh chỉ đỡ mà không khỏi hoàn toàn? đã chữa khỏi rồi sao lại tái phát đi tái phát lại gây rất phiền toái cho người bệnh?,..Tất cả những vấn đề đó thôi thúc cô phải học thêm về Tây y để có thể trả lời.
Thế nhưng, quan điểm của Tây y lại luôn luôn đối lập với Đông y dẫn đến việc xin học của cô gặp phải khó khăn khi mọi nơi cô xin đến đều từ chối cô mà chỉ nhận bác sĩ Tây y.
Tuy nhiên, may mắn được thầy giúp đỡ kết hợp với sự kiên trì, nhẫn nại của bản thân mà cuối cùng bác sĩ Nguyễn Thị phượng cũng đã được nhận học thêm về Tây y chuyên ngành Da liễu.
Với niềm đam mê và ý chí quyết tâm vô hạn của mình, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng đã có được những kiến thức mong muốn. Thật đáng ngưỡng mộ trước tinh thần của cô gái trẻ nhỏ nhắn này.
Bác sĩ giỏi chuyên môn
Bắt nguồn từ chính niềm yêu thích nên cô rất chăm chỉ và ham học hỏi. Kết hợp với sự thông minh có sẵn tiềm ẩn trong thân hình nhỏ bé ấy mà trong suốt quá trình học tập bác sĩ Nguyễn Thị Phượng đã tích lũy được vô vàn kiến thức quý giá cho bản thân không chỉ trong lĩnh vực Đông y mà cả về Tây y.
Cô hiểu và nắm rõ tất cả các công việc liên quan đến ngành nghề như bốc thuốc, bắt mạch, thăm khám bằng tứ chẩn,.. rồi các nghề không liên quan đến ngành học như tiêm, truyền nước (kiến thức của Tây y),..
Và hơn cả, cô biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa tây y với đông y để làm sao hài hòa được hai vị thuốc hướng đến hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Phượng luôn quan niệm “một người bác sĩ muốn giỏi thì phải không ngừng học hỏi để nâng cao chuyên môn, bản thân càng có nhiều kiến thức thì càng giúp ích cho người bệnh”.
Một người thầy thuốc có tâm
Trải qua những khó khăn trên giảng đường, bác sĩ Nguyễn thị Phượng đã đủ để thấm nhuần hết những cơ chế của bệnh Da liễu. Cũng từ đó, cô biết được những bài thuốc gia truyền 4 đời của gia đình để lại là có hiệu quả.
Cô cũng hiểu rõ được bệnh gì có thể chữa được bằng Đông y, bệnh gì nên chữa bằng Tây y để từ đó giúp người bệnh có sự lựa chọn phương thức điều trị đúng nhất.
Cô quan niệm “người thầy thuốc không được chữa bệnh một cách mơ hồ khi chưa nắm rõ ràng căn bệnh, cũng không được nhận là bệnh gì cũng có thể chữa bằng Đông y để lừa dối người bệnh mua thuốc”.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng cũng khẳng định các bệnh về da mạn tính chữa bằng Đông y thật sự hiệu quả.
Những thành tích đạt được
Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng đã đạt được vô số những thành tích rất đáng ngưỡng mộ từ lúc còn đi học cho đến hiện tại. Cùng điểm qua một số thành tích cô đạt được.
Trong quá trình học tập tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam:
Tham gia nghiên cứu và tiến hành đề tài thạc sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương và Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.
Là học viên xuất sắc nhất trong toàn khóa học.
Tham gia báo cáo nhiều đề tài về Da liễu tại Hội nghị Khoa học tuổi trẻ và các hội nghị lớn khác.
Bác sĩ điều trị bệnh truyền nhiễm- da liễu tại bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Trưởng khoa da liễu Trung tâm Đông y Chân Nguyên.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng- nữ bác sĩ tận tâm, chu đáo và luôn ở nụ cười rạng rỡ tiếp đón người bệnh. Với lượng kiến thức “khổng lồ” về bệnh da liễu của cô khiến không ít người bệnh phải ngạc nhiên và tin tưởng tuyệt đối.
Hi vọng bác sĩ sẽ luôn vui vẻ, mạnh khỏe để có thể cống hiến tuổi trẻ của mình dành cho hàng ngàn người bệnh da liễu nói riêng và nền YHCT nói chung. Và đặc biệt, thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng sẽ có thể hoàn thành sứ mệnh mà cô vẫn nói với người bệnh “sự chân thành của người bác sĩ là có thể chữa khỏi bệnh cho mọi người”.
Mẹ ăn gì để sữa mát là thắc mắc của nhiều bà mẹ khi cho con bú đều đặn nhưng con lại không tăng cân, mập mạp, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. Tình trạng này không phải là hiếm gặp và nhiều người cho rằng nguyên nhân là do sữa mẹ nóng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể câu chuyện nay và tư vấn cho các mẹ nên ăn những thực phẩm gì để mát sữa, sữa về nhiều, đủ cho con bú.
Sữa mát là gì? Sữa mẹ có sữa mát sữa nóng không?
Mẹ ăn gì để sữa mát, đủ sữa cho con bú?
Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, sữa mẹ nóng là biểu hiện của tình trạng chất lượng sữa không tốt, không đủ dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển về cân nặng, chiều cao, dễ bị táo bón, quấy khóc… Còn sữa mẹ mát là nguồn sữa tốt, có đầy đủ dinh dưỡng, giúp con lớn nhanh, khỏe mạnh hơn. Tình trạng sữa mẹ nóng hay mát phụ thuộc vào chế độ ăn uống, do đó, mẹ phải ăn nhiều thực phẩm để mát sữa, tốt cho sự phát triển của bé. Vậy ăn gì để sữa mẹ mát?
Thực chất, theo y học, sữa mẹ không có khái niệm sữa nóng hay sữa mát. Đây hoàn toàn là quan điểm của các cụ ngày xưa và không đúng với khoa học. Con chậm tăng cân, lười bú… có thể là do chất lượng sữa của mẹ không tốt hoặc do khả năng hấp thụ của bé kém. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên ăn những thực phẩm lợi sữa, để sữa về nhiều cho con bú.
Mẹ nên ăn gì để mát sữa, sữa về nhiều?
Theo kinh nghiệm dân gian và dựa trên góc độ y học, mẹ sau khi sinh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có một số loại thực phẩm giúp mẹ về nhiều sữa hơn, mát sữa. Vậy mẹ ăn gì để sữa mát?
Các loại rau, củ, quả
Các loại rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mẹ. Đây cũng là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc của các mẹ mẹ ăn gì để sữa mát.
Rau ngót
Rau ngót chứa hàm lượng sắt lớn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Rau ngót cũng chứa nhiều vitamin A và vitamin C hơn các loại rau củ quả thường ăn, có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón. Rau ngót cũng rất tốt cho tuyến sữa, giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn. Đây là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của người Việt, có quanh năm nên mẹ có thể dễ dàng tìm mua.
Rau dền
Ăn gì cho mát sữa? Rau dền chính là câu trả lời mẹ có thể áp dụng. Rau dền có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt mát gan, là thực phẩm mát sữa rất tốt vào mùa hè cho cả mẹ và bé. Rau dền cũng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ như canxi, axit oxalic, các nhóm vitamin… tốt cho việc tiết sữa. Rau dền cũng rất dễ tìm mua nhất là vào mùa hè nên mẹ có thể ăn thường xuyên để thanh nhiệt, hỗ trợ tiết sữa.
Rau má
Mẹ sau khi sinh ăn rau má cũng rất tốt cho mẹ, lợi sữa. Rau má có tình hàn, vị hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giúp mau lành vết thương và lợi tiểu. Rau má rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú, giúp mát sữa, hạn chế rôm sảy, mẩn ngứa cho bé. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý không nên ăn nhiều rau má và không ăn liên tục vì có thể khiến cả mẹ và bé bị đau bụng, tiêu chảy, gây hại cho gan, thận.
Các loại rau củ quả cực kỳ cần thiết cho mẹ và sự phát triển của bé
Quả sung
Quả sung là một thực phẩm lành tính, chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ giúp mẹ giảm táo bón sau khi sinh. Quả sung cũng chứa nhiều vitamin nhóm B giúp hạch sữa tiết nhiều, cực kỳ tốt cho hoạt động của tuyến sữa.
Chuối tiêu
Chuối tiêu có chữa nhiều sắt và chất xơ giúp chống táo bón, tốt cho máu và hệ thần kinh, tốt cho sữa mẹ. Mẹ nên ăn 1 – 2 quả chuối tiêu mỗi ngày để mát sữa, sữa tiết ra nhiều và đầy đủ dưỡng chất cho con hơn.
Nước dừa
Nước dừa là thực phẩm lành tính, dễ uống và có tính mát, có chứa nhiều protein, canxi, photpho, vitamin C và sắt. Do đó, nước dừa tươi rất tốt cho sữa mẹ và sự phát triển của bé. Nước dừa mát, có vị ngọt nên được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên mẹ không nên uống quá nhiều vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Nhìn chung, các loại rau củ quả đều rất tốt cho mẹ, giúp bổ sung dinh dưỡng, thanh nhiệt, nguồn sữa mẹ tiết ra nhiều, đặc và thơm hơn. Mẹ bắt buộc phải bổ sung ít nhất là 1 loại rau củ quả mỗi ngày, thay đổi thường xuyên để tốt cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là các loại rau và trái cây tốt cho việc tiết sữa, mẹ có thể ăn thường xuyên hơn. Đây là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc của các mẹ mẹ ăn gì để sữa mát. Tham khảo thêm bài viết, phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì tại: https://channguyen.vn/phu-nu-sau-sinh-nen-an-rau-gi/
Nước dừa giúp mẹ thanh nhiệt, tăng tiết sữa
Các loại hạt, ngũ cốc
Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa? Các loại hạt, ngũ cốc cũng rất tốt cho sữa mẹ và sự phát triển của bé. Gạo lứt là loại gạo tiêu biểu rất tốt cho mẹ sau khi sinh để hồi sữa, về nhiều sữa nhờ hàm lượng hàm lượng vitamin nhóm B, canxi, magie, sắt, kali…Các chất này có tác dụng lợi sữa, giúp sữa mẹ chất lượng và thơm ngon hơn. Ngoài ra, gạo lứt cũng giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Do đó, mẹ có thể nấu cơm gạo lứt thay cho gạo thường để ăn mỗi ngày.
Các loại hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, mắc ca… cũng là gợi ý cho mẹ ăn gì để sữa mát. Các thành phần này rất giàu chất béo, có tác dụng chống oxy hóa, có thể ăn hàng ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tôm cá, thịt nạc
Tôm cá có chứa nhiều vi chất có lợi cho sữa mẹ như iot, kẽm, canxi… rút nguồn sữa mẹ chất lượng hơn. Còn thịt nạc có chứa nhiều protein, canxi, sắt, kẽm… Đây là những chất dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hơn nữa tôm cá, thịt lại dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, hợp với khẩu vị của đa số mọi người. Tuy nhiên với tôm cá, mẹ không nên ăn quá nhiều vì có thể gây lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy.
Mẹ cần bổ sung protein, canxi từ thịt cá
Các loại thức uống lợi sữa từ tự nhiên
Theo dân gian, các loại nước uống lợi sữa từ thiên nhiên như lá đinh lăng, nước chè, nước ép rau má… có tác dụng phụ ít sữa hoặc kháng khuẩn tốt. Các thức uống này đều được làm từ thiên nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên các mẹ ít sữa có thể áp dụng. Đây cũng là giải pháp được nhiều bà mẹ áp dụng cho câu hỏi mẹ ăn gì để sữa mát.
Tóm lại, mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày bao gồm protein, tinh bột, vitamin, chất xơ, canxi, sắt… Chế độ dinh dưỡng đầy đủ đã có thể đảm bảo có được nguồn sữa giàu dinh dưỡng chất lượng và thơm ngon. Tuy nhiên, với những mẹ bị tắc tia sữa, sữa về ít thì phải thường xuyên bổ sung các thực phẩm để kích thích tuyến sữa mà chúng tôi gợi ý trên.
Mẹ có nên dùng thực phẩm chức năng lợi sữa không?
Các sản phẩm thuốc lợi sữa, cốm lợi sữa là những sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng chính là kích thích tuyến sữa, giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Đồng thời cũng giúp nguồn sữa mẹ đặc, thơm ngon hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Thuốc lợi sữa cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ nên được rất nhiều bà mẹ sử dụng sau khi sinh.
Mẹ ăn gì để sữa mát, tốt cho con
Hầu hết các sản phẩm lợi sữa đều an toàn và không có tác dụng phụ cho người dùng nên các mẹ có thể tham khảo. Đặc biệt với những mẹ ít sữa hay bị tắc tia sữa thì nên sử dụng thuốc lợi sữa để cung cấp đủ sữa cho con bú. Lưu ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ và tham khảo thành phần sản phẩm trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Còn với những mẹ tiết đủ sữa nhưng cơ thể bé lại chậm lớn có thể là do những nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê trên. Các mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều thực phẩm mát sữa, kích thích tuyến sữa. Các chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ có thể ăn bất cứ thực phẩm gì mà mình thích miễn không phải là các thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Vậy với những mẹ đang lo lắng không biết mẹ ăn gì để sữa mát có thể yên tâm ăn bất cứ thực phẩm gì mà mình thích.
Một số lưu ý để sữa mẹ tiết ra đều, chất lượng
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để nguồn sữa chất lượng, thơm ngon, mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:
Mẹ nên hạn chế uống nước lạnh, hay ăn những món lạnh vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, không tốt cho nguồn sữa.
Tránh ăn những món được nêm nếm nhiều gia vị, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên nhiều dầu mỡ và tránh sử dụng các chất kích thích, độc hại.
Tinh thần mệt mỏi, stress cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc có thể khiến mẹ không tiết được sữa. Do đó, mẹ nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế cáu gắt, tinh thần kém.
Mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất. Đây cũng là thành phần chính để sản xuất sữa mẹ.
Mẹ cần cho con bú thường xuyên, nên áp vào da bé để kích thích tuyến sữa tiết nhiều hơn. Khi bé bú hết sữa, tuyến sữa sẽ bị kích thích để tiết thêm nhiều sữa hơn nữa.
Hạn chế sử dụng các loại thuốc kể cả thuốc kháng sinh. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và giải pháp cụ thể.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nguồn sữa chất lượng cho con
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, bạn đã biết mẹ ăn gì để sữa mát, kích thích tuyến sữa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, nuôi con khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời!
Bác Sĩ Nguyên Thị Hoa – tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội hiện đang công tác tại Trung Tâm Đông Y Chân Nguyên. Nữ bác sĩ trẻ Nguyễn Thị Hoa, người luôn cặm cụi bên những thang thuốc thơm lừng cả một góc phòng khám. Với 10 năm kinh nghiệm tiếp xúc với người bệnh và bốc thuốc kê đơn, bác sĩ Hoa đã nhận được nhiều sự tin tưởng và cảm mến từ người bệnh.
Mùi thảo dược luôn khiến tôi bén duyên
Ngồi tâm sự với bác sĩ Nguyễn Thị Hoa nhân lúc chờ người bệnh đến, bác sĩ chia sẻ “từ bé tôi đã có niềm yêu thích với nghề y, thích làm bác sĩ cứu người. Và đặc biệt là tôi lại rất thích đông y mặc dù nhà tôi không ai theo đuổi nó. Mỗi lần đi qua nhà thầy thuốc nào ở quê tôi đều bị mùi thuốc làm lay động. Vậy nên tôi quyết định đi theo con đường YHCT”.
Bắt nguồn từ tình yêu cây cỏ, hoa lá và những mùi vị chỉ có ở cây thuốc, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa đã cố gắng hết mình để theo đuổi tình yêu đó. Và suốt quá trình theo đuổi, nghiên cứu về YHCT bác sĩ nhận ra thảo dược chữa bệnh vô cùng phong phú. Đặc biệt, độ lành tính và sự hiệu quả của nó thì không thể ngờ tới. Điều đó càng khiến cho tình yêu của bác sĩ trở nên mạnh mẽ hơn.
Bác sĩ Hoa tâm đắc “Tôi rất vui và cảm thấy tự hào vì được tận tay bốc những thang thuốc với hàng chục loại thảo dược góp lại giúp chữa khỏi bệnh cho mọi người. Trong suốt những năm tháng sau này tôi sẽ cố gắng hết mình để nghiên cứu ra được nhiều bài thuốc hiệu quả hơn nữa”.
Tính đến thời điểm hiện tại, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y. Suốt 10 năm qua, bác sĩ đã được tiếp xúc với vô số người bệnh từ già đến trẻ, cô thấu hiểu hơn ai hết những nỗi đau mà người bệnh cũng như người thân của họ phải gánh chịu.
Bác sĩ Hoa tâm sự “Bệnh tật không chừa một ai cả, có những em bé mới sinh ra đã phải hứng chịu nỗi khổ của bệnh. Rồi có người tìm đến tôi khi đã phải trải qua gần chục năm hứng chịu bao cơn hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần do bệnh gây ra. Quả thực, chứng kiến những cảnh đó khiến tôi không khỏi xót xa”.
Chính từ việc được tiếp xúc với nhiều người bệnh đã khiến bác sĩ có một niềm thương cảm sâu sắc. Bác sĩ luôn tự nhủ phải cố gắng nghiên cứu nâng cao tay nghề để có thể giúp người bệnh thoát khỏi nỗi đau do bệnh gây ra.
Luôn là một bác sĩ tận tâm và chu đáo
Đến phòng khám Đông y Chân Nguyên nơi bác sĩ Nguyễn Thị Hoa làm việc, khi được hỏi về bác sĩ Hoa mọi người ở đây đều nhận xét ” bác sĩ Hoa là một bác sĩ rất hòa đồng và vui vẻ với đồng nghiệp. Lúc nào chị cũng cười đùa vui vẻ với mọi người không bao giờ thấy chị giận giữ hay nghiêm khắc với bất kì ai. Đối với bác sĩ trẻ mới vào thì chị luôn nhiệt tình chỉ dạy mà không hề khó chịu. Chúng tôi ở đây tất cả đều rất quý bác sĩ Hoa”.
Còn khi hỏi người bệnh, có người chia sẻ ” Tôi đã đến thăm khám ở trung tâm đây là lần thứ 2 rồi và lần nào đến cũng là bác sĩ Hoa tiếp đón và khám. Bác sĩ vui vẻ lắm, khám thì rất kĩ nữa. Có hôm đông bệnh nhân nhưng bác sĩ vẫn rất tỉ mỉ không vội vàng. Hai lần đến khám mà tôi cứ ngỡ như đã quen với bác sĩ từ trước, tôi cảm nhận bác sĩ giống như người thân của mình vậy. Công nhận bác sĩ vừa trẻ, vừa giỏi lại còn vui vẻ nữa”.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa cũng chính là người tự tay bốc những đơn thuốc sắc cho người bệnh, trước khi ra về bác sĩ còn dặn dò người bệnh không ăn cái gì và nên ăn cái gì để nhanh khỏi bệnh. Một hình ảnh ấm lòng giữa bác sĩ và người bệnh.
Không những là một bác sĩ giỏi trong lĩnh vực YHCT, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa còn được biết đến là người vợ hiền, người mẹ đảm đang của gia đình. Chúng tôi hi vọng, bác sĩ sẽ luôn vui vẻ và hết lòng với người bệnh da liễu như hiện tại.
Mong rằng với ước nguyện tạo ra được nhiều bài thuốc đông y hiệu quả hơn nữa cho người bệnh của bác sĩ Nguyễn Thị Hoa sẽ thành công trong một ngày không xa tới đây.
Quá trình học tập và công tác
Năm 2013: Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại trường Đại Học Y Hà Nội với tấm bằng loại khá.